Sau 5 lần 7 lượt CSGT giải thích và thổi mẫu thì người lái ô tô mới chịu thổi nồng độ cồn để kiểm tra. Kết quả quá bất ngờ, có người đóng phạt đến 17 triệu đồng, giam xe 7 ngày và bị tước GPLX vài tháng.
Tối 23.8, Đội CSGT Rạch Chiếc, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) phối hợp cùng lực lượng CSCĐ và các lực lượng khác thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn theo công nghệ quốc tế tại trạm thu phí Rạch Chiếc (Xa lộ Hà Nội).
Sau khi Thanh Niên đăng bài Dân nhậu Sài Gòn quăng xe bỏ chạy, đóng tiền triệu khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn, rất nhiều bạn đọc nêu ý kiến vậy uống 'sương sương' bao nhiêu thì mới không bị CSGT phạt dù lúc đó rất tỉnh táo?
Kiểm tra nồng độ cồn theo công nghệ mới tại trạm thu phí Xa lộ Hà Nội
Chuyên đề này chỉ kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô. Theo đó, khi xe đi qua trạm thu phí, sau khi đóng phí xong, CSGT sẽ gõ cửa kính xe yêu cầu tài xế mở kính xuống và nói 1,2,3,4 nếu có cồn máy sẽ báo ngay lập tức và tài xế được mời tấp xe vào lề để thổi nồng độ cồn.
Hình thức kiểm tra này hạn chế tối đa việc quá nhiều tài xế phải dừng xe gây ùn tắc giao thông. Mỗi trường hợp kiểm tra chỉ chưa tới 10 giây và 70 - 80% xe qua trạm đều được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Khi xe tới trạm thu phí, CSGT yêu cầu tài xế mở kính xe xuống và đếm 1,2,3,4. Tất cả các tài xế đều vui vẻ chấp hành hình thức kiểm tra này.
Máy kiểm tra báo "Phát hiện có cồn", tài xế được yêu cầu tấp xe tới khu vực đo nồng độ cồn
Tiếp theo, CSGT yêu cầu người vi phạm thổi nồng độ cồn, trong suốt quá trình thổi, CSGT sẽ ghi hình lại để làm bằng chứng
Anh Ngô Thanh Lâm (sinh năm 1985) chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu khi CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn
Thế nhưng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn là 0.297mg/lit khí thở, anh Lâm bị phạt 7.500.000 đồng, tạm giữ xe 7 ngày, tước GPLX 4 tháng. Anh Lâm cho biết từ trưa anh có uống 3 chai bia rồi đi ngủ, tới giờ dậy đi chở hàng nhưng không ngờ vẫn còn cồn. "Giờ bê tông trộn đang ở trên xe, CSGT giam xe vậy không biết nói với công ty thế nào. Chưa kể trong 4 tháng bị giam bằng không biết có còn chạy xe được không vì anh còn phải nuôi vợ con", anh Lâm chia sẻ.
Người lái xe 7 chỗ được yêu cầu đếm 1,2,3,4, kết quả phát hiện có cồn, anh được mời ra thổi nồng độ cồn
Đa số những người được yêu cầu thổi nồng độ cồn đều ngậm ống, phình má lấy hơi nhưng không thổi hoặc thổi thật nhẹ để...không ra hơi cồn. Phải mất 4 - 5 lần thổi mới... thành công nên việc xử lý nồng độ cồn thường mất nhiều thời gian cho mỗi trường hợp
Kết quả kiểm tra là 0.530 mg/lit khí thở. Đây là mức thứ ba với người điều khiển ô tô. Mức này người vi phạm sẽ phải đóng phạt 17 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
Nhiều người vi phạm ngỡ ngàng vì mức phạt quá cao và bị tạm giữ phương tiện ngay lập tức.
Ông Lê Minh Hoàng (sinh năm 1964) chỉ ngậm ống nhưng không thổi, CSGT phải hướng dẫn nhiều lần nhưng người vi phạm vẫn cương quyết chỉ ngậm ống, lấy lý do: "Vì già rồi nên thổi không ra hơi"
Sau một hồi thuyết phục không được, CSGT phải thổi mẫu để người vi phạm biết...thổi
Kết quả người vi phạm thổi ra nồng độ là 0.490mg/lit khí thở.
Sau khi gọi "cầu cứu" người thân không được, ông Hoàng giải thích do mình bị tiểu đường, thận yếu nên thổi ra hơi cồn chứ thức ra chưa uống chai nào. Ông Hoàng cũng không hề biết mức phạt với nồng độ cồn tăng từ 1.8.2016
Xe của người vi phạm được CSGT chạy về đồn. Đây được xem là cách đảm bảo tính mạng cho người vi phạm khi hơi thở đã có cồn
Theo ghi nhận, gần như tất cả các xe qua trạm thu phí đều yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn
Diễn viên Hoàng Sơn đi ngang trạm thu phí niềm nở khi CSGT yêu cầu đọc 1,2,3,4
Kết quả kiểm tra của Hoàng Sơn là "Không có cồn". Tất cả những trường hợp kiểm tra báo không có cồn đều được CSGT nói cảm ơn và mời đi tiếp
Không chỉ kiểm tra nồng độ cồn với tài xế là nam mà các nữ tài xế cũng được CSGT kiểm tra
Những trường hợp "Phát hiện có cồn" sẽ được hướng dẫn tấp xe vào khu vực kiểm tra và lập biên bản
Nguồn : thanhnien.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét